Đồ Gá Là Gì? Cấu Tạo Và Phân Loại Đồ Gá Jig

Đồ gá là gì?

Đồ gá (mâm cặp máy tiện) là trang bị công nghệ cần thiết trong quá trình gia công cơ khí, kiểm tra và lắp ráp sản phẩm cơ khí, dùng để xác định vị trí của phôi so với dụng cụ cắt và giữ chặt phôi ở vị trí dưới tác dụng của lực cắt trong khi gia công.

Đồ gá góp phần nâng cao mức độ cơ khí hóa và tự động hóa của quá trình sản xuất cơ khí chính xác. Trên các máy công cụ để cắt gọt được đểu phải tiến hành quá trình gá lắp chi tiết. Do đó đồ gá là một trang bị công nghệ không thể thiếu trong quá trình gia công trên máy cắt kim loại:

  • Dùng để xác định nhanh chóng và chính xác vị trí của chi tiết gia công trên máy
  • Dùng để dẫn hướng dụng cụ cắt trong máy khoan , Khoét , Doa,..
  • Có thể tạo ra những chuyển động mà trên máy công cụ không có hoặc làm việc không hiệu quả
  • Đảm bảo yêu cầu năng suất và giảm nhẹ sức lao động.
  • Nâng cao tốc độ cơ khí hoá, tự động hoá của sản xuất.
  • Mở rộng năng suất công nghệ của máy công cụ.

Vậy nên đồ gá cần phải đạt 2 tiêu chuẩn: định vị tốt và kẹp chặt tốt.

Chi tiết nhỏ – tác dụng lớn

  • Đồ gá thường chỉ có kích thước rất nhỏ trong một chiếc máy nhưng nó lại có những chức năng rất quan trọng
  • Cố định vị trí chi tiết đã định vị , không có ngoại lực làm xê dịch hay rung động ( kẹp chặt), bảo đảm vị trí chính xác giữa phôi và dụng cụ cắt
  • Xác định vị trí và dẫn hướng dụng cụ cắt.
  • Giảm thời gian phụ và thời gian máy
  • Tạo thêm một số chuyển động để gia công các bề mặt phức tạp, tận dụng và mở rộng khả năng công nghệ của máy
  • Giảm cường độ lao động của công nhân
  • Giảm thấp yêu cầu bậc thợ.Bảo đảm vị trí chính xác giữa phôi và dụng cụ cắt.
  • Để hoàn thành được những nhiệm vụ (chức năng) như vậy, đồ gá – JIG (fixtures) cũng cần có tiêu chuẩn về cấu tạo nhất định.

Đồ gá thường chỉ có kích thước nhỏ trong máy tiện, phay,.. nhưng nó lại có những chức năng rất quan trọng

Một đồ gá thường sẽ có cấu tạo chung như sau:

  • Bộ phận định vị
  • Bộ phần kẹp chặt
  • Các cơ cấu truyền lực
  • Các cơ cấu hướng dẫn , so dao.
  • Các cơ cấu quay và phân độ
  • Thân và đế đồ gá.
  • Cơ cấu định vị và kẹp chặt đồ gá vào máy.

Phân loại đồ gá:

Phân loại đồ gá theo công dụng: Tùy theo công dụng của đồ gá mà phân thành 3 loại:

  • Đồ gá kiểm tra.
  • Đồ gá lắp rắp.
  • Đồ gá gia công: đồ gá phay, đồ gá tiện, đồ gá khoan…

Đồ gá gia công cơ khí thường có nhiều loại như: đồ gá phay, đồ gá tiện, đồ gá khoan…

Phân loại đồ gá theo tính chất vạn năng:

  • Đồ gá vạn năng: là đồ gá có thể sử dụng cho nhiều loại chi tiết khác nhau. Đồ gá vạn năng như: êtô, vấu kẹp, bàn gá quay, đầu phân độ…
  • Đồ gá chuyên dùng: là đồ gá chỉ duy nhất sử dụng cho một loại chi tiết.

Đồ gá chia thành 4 loại theo nguyên tắc truyền lực kẹp

  • Đồ gá điện từ.
  • Đồ gá chất dẻo.
  • Đồ gá khí nén, thủy lực.
  • Đồ gá cơ khí.

Yêu cầu với các loại đồ gá điển hình

– Đồ gá tiện:

Theo chức năng đồ gá tiện có thể là:

  • Phôi có chuyển động quay (đồ gá mâm cặp, đồ gá nối với trục chính của máy tiện thông qua lỗ côn của trục chính).
  • Phôi cố định, dao quay (đồ gá lắp trên sống trượt của bàn máy tiện).
  • Đồ gá dao (cơ cấu chép hình, cơ cấu rút dao nhanh).
  • Đồ gá lắp trên hai mũi tâm của máy tiện như trục gá.
  • Đối với các đồ gá lắp chặt vào trục chính của máy tiện và có chuyển động quay thì khi thiết kế chú ý biện pháp bảo vệ máy, biện pháp an toàn cho công nhân. Cụ thể cần chú ý lực ly tâm, đảm bảo cân bằng động và các chi tiết của đồ gá không có cạnh sắc.
  • Kết cấu cụ thể của đồ gá trên như sau:
  • Đồ gá nối với trục chính của máy gồm cơ cấu định vị phôi, cơ cấu kẹp chặt phôi, thân gá, bộ phận lắp với máy tiện, cơ cấu phân độ.
  • Đồ gá dao gồm bàn dao vạn năng, đầu rơvolve, bàn dao chép hình, cơ cấu rút dao nhanh khi tiện ren.

– Đồ gá khoan:

Đồ gá khoan được dùng trên máy khoan để xác định vị trí tương quan giữa phôi và dụng cụ cắt, đồng thời kẹp chặt phôi để gia công lỗ như khoan, khoét hoặc doa. Ngoài đồ gá còn có các loại dụng cụ phụ để kẹp chặt dao như mang ranh, đầu kẹp nhanh, đầu kẹp ta rô. Đồ gá khoan thường hạn chế cả 6 bậc tự do của chi tiết để xác định đúng lỗ tâm của chi tiết gia công.

– Đồ gá phay:

Khi phay, lực cắt lớn, cắt gián đoạn nên rung động lớn, vì thế đồ gá phay phải đủ độ cứng vững. Kết cấu đồ gá phay gồm: cơ cấu định vị, cơ cấu kẹp chặt, cơ cấu so dao, cơ cấu phân độ, cơ cấu chép hình, cơ cấu gá đặt đồ gá với bàn máy (then dẫn hướng và bu lông kẹp chặt đồ gá với rãnh chữ T của bàn máy)

– Đồ gá mài-cà:

Đồ gá mài cà thường có 2 loại

  • Mài phẳng: chi tiết phẳng có thể gá trực tiếp trên bàn từ. Chi tiết trục, chi tiết phức tạp thì dùng đồ gá đặt trên bàn từ.
  • Mài tròn trong: trong trường hợp này ta dùng mũi tâm kẹp tốc.

– Đồ gá chuốt:

  • Do lực chuốt lớn, chi tiết gia công được lẹp chặt nhờ lực chuốt, đồ gá chuốt không cần cơ cấu kẹp chặt.
  • Sự định tâm và dẫn hướng đều do bộ phận dẫn hướng của dao chuốt thực hiện. Kết cấu đồ gá chuốt đơn giản, thường là một chi tiết dạng bạc, dạng bích để định vị phôi. Khi chuốt rãnh cần có cơ cấu phân độ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *