Gia công chi tiết máy là phần không thể thiếu trong gia công cơ khí chính xác, hiện nay chúng không đơn thuần chỉ là gia công cắt gọt nữa mà còn gồm rất nhiều những phương thức khác. Để hiểu rõ hơn gia công chi tiết máy là gì, gia công chi tiết máy có đặc điểm, tiêu chuẩn như thế nào, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cùng với Cơ khí TTC nhé.
Gia công chi tiết máy là gì?
Chỉ cần nghe tên bạn cũng đã hình dung được chi tiết máy là gì. Chi tiết máy chính là những phần tử cấu thành nên một chiếc máy móc hoàn chỉnh. Mỗi cỗ máy có thể có tới hàng chục, hàng trăm những chi tiết khác nhau được lắp ghép lại, phối hợp ăn khớp với nhau. Mỗi chi tiết máy đều có cấu tạo riêng biệt, thực hiện những vai trò khác nhau. Các chi tiết máy có thể được tháo rời hoặc không tháo rời được tùy theo từng cỗ máy. Để tạo thành một cỗ máy hoàn chỉnh thì cần có chi tiết máy cấu thành từng bộ phận.
Gia công chi tiết máy hiểu đơn giản chính là hoạt động sử dụng những phương thức gia công kim loại như cắt gọt, khoan…để tạo hình cho phôi kim loại. Gia công chi tiết máy bắt buộc phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn về độ chính xác, kích thước cũng như kết cấu. Gia công máy đòi hỏi sự tỉ mỉ cao, đặc biệt là khi gia công bề mặt.
Phân loại chi tiết máy với hai công dụng khác nhau
Theo lý thuyết thì chi tiết máy được phân loại thành hai nhóm khác nhau là nhóm có cùng công dụng và nhóm chi tiết có công dụng riêng. Cụ thể hai nhóm chi tiết máy như sau:
Nhóm chi tiết máy có cùng công dụng với nhau
Những chi tiết này được ứng dụng để lắp ráp trong các cỗ máy khác nhau, các chi tiết này bao gồm bu lông, lò xo, bánh răng, đai ốc…
Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng
Các chi tiết này được ứng dụng để lắp ráp những cỗ máy móc có chức năng đặc thù riêng biệt. Những chi tiết máy này này thường sẽ không sử dụng được cho những loại máy móc có công dụng khác. Nhòm chi tiết này có thể là các loại khung xe máy, xe đạp, các loại vỏ máy, kim máy…
Cách lắp ghép chi tiết máy theo 2 mối ghép
Các chi tiết máy sau khi được gia công sẽ rời rạc nhau, do đó khi lắp thành một cỗ máy hoàn chỉnh sẽ phải ghép lại. Hiện nay, trong gia công chi tiết máy chính xác đang có hai cách lắp phổ biến như sau:
Đối với những mối ghép cố định
Là những mối ghép khi ghép lại sẽ không có chuyển động tương đối gồm những mối ghép tháo được như ren, chốt, các loại ốc vít…và các mối ghép không tháo rời được như các loại đinh tán, đinh hàn cố định.
Đối với những mối ghép động
Là những mối ghép có khả năng lăn, xoay đổi, trượt theo các khớp.
Mỗi cách lắp sẽ có những đặc điểm khác nhau tương ứng với đặc điểm và vai trò của chi tiết máy đó. Những người thợ lành nghề sẽ luôn hiểu và nắm được chi tiết nào sẽ dùng để lắp cố định chi tiết nào lắp ghép vẫn có thể chuyển động được, đảm bảo sau khi lắp ghép thì máy sẽ hoạt động trơn tru.
Đặc điểm tính toán của chi tiết máy
Tính toán chi tiết máy chính là khâu giúp xác định hình dạng chi tiết máy như thế nào đồng thời các kích thước của nó. Để tính toán ra được đặc điểm của chi tiết máy thì người thợ sẽ cần chú ý những đặc điểm sau:
– Khi tính toán các chi tiết máy, người thợ có thể vận dụng lý thuyết hoặc có thể sử dụng các hệ số thực nghiệm thông qua các đồ thị hay các hình vẽ, bảng hiệu cụ thể.
– Khi tiến hành tính toán xác định kích thước và hình dáng của chi tiết máy thì người thợ sẽ cần thực hiện qua 2 bước sau:
+ Thiết kế chi tiết máy
+ Tính kiểm nghiệm chi tiết máy: bước này là bước vô cùng quan trọng, giúp quyết định cuối cùng các thông số quan trọng và kích thước cụ thể cho chi tiết máy.
– Một lưu ý là trong khí tính toán về chi tiết máy thì các ẩn số sẽ nhiều hơn các phương trình, do vậy mà người thợ cần xác định được mối tương quan giữa lực, các loại biến dạng hoặc là quan hệ kết cấu kết hợp cùng với việc vẽ hình để có thể xác định được kích thước và hình dạng của chi tiết máy chính xác được.
– Hiện nay, để thiết kế ra được chi tiết máy hoàn chỉnh và chính xác sẽ có rất nhiều những phương án khác nhau, do đó trước khi bắt tay vào tình toán thì bạn chọn được phương án tối ưu nhất. Với sự xuất hiện của những loại máy móc cơ khí hiện đại, có mức độ tự động hóa cao cũng góp phần làm giảm độ phức tạp trong tính toán chi tiết máy.
Biện pháp nâng cao sức bền của chi tiết máy
Đầu tiện, bạn cần nắm được thế nào là sức bền của chi tiết máy, thì thực chất sức bền của chi tiết máy là giới hạn chịu đựng các trọng tải của chi tiết máy. Độ bền của chi tiết máy được chia thành 4 loại là độ bền tính, độ bền mỏi, độ bền mặt và độ bền thể tích. Để gia tăng sức bền cho chi tiết máy thì người thợ sẽ phải lưu ý một số các điều dưới đây:
– Các loại máy móc cần có thiết kế phù hợp, nên có những bộ phận có hình dạng uốn lượn hoặc chuyển tiếp các chi tiết để các mối ghép dễ khớp với nhau hơn trong khi lắp ráp.
– Nên thiết kế có các rãnh để giảm được sự tập trung ứng suất.
– Sử dụng những kỹ thuật nhiệt hay hóa luyện để gia tăng độ bền cho các chi tiết.
– Giảm thiểu tối đa độ nhám cho bề mặt chi tiết bằng cách sử dụng phương pháp gia công tinh bề mặt như đánh bóng hay mài nghiền.
– Có thể sử dụng các phương pháp như uốn cứng nguội như phun bi hay lăn nén.
– Đối với những mối ghép bằng độ đôi thì cần phải vát mép mayơ hay tăng độ mềm của mayơ để có thể giảm áp suất giữa trục và mayơ.
Trong khi thực hiện tạo chi tiết máy thì người thợ cần phải hết sức lưu ý đến các biện pháp dùng để nâng cao sức bền của chi tiết máy, đảm bảo trong thời gian vận hành không xảy ra tình trạng hỏng hóc sửa chữa.
Tiêu chuẩn và đánh giá chi tiết máy
Để đánh giá các chi tiết máy có đạt tiêu chuẩn hay không, người thợ cần xem xét qua những nội dung như sau:
– Hiệu suất sử dụng của chi tiết máy: các chi tiết máy đạt tiêu chuẩn về hiệu suất thì phải có hiệu suất sử dụng cao, ít tốn năng lượng và vận hành với chi phí thấp nhất.
– Khả năng làm việc của các chi tiết máy tốt: mỗi một chi tiết máy sẽ được thiết kế với nhiệm vụ và chức năng khác nhau, do đó những chi tiết đạt tiêu chuẩn thì phải vừa có khả năng làm việc tốt, vừa đảm bảo được có tuổi thọ cao.
– Đảm bảo được độ tin cậy khi sử dụng: độ tin cậy của chi tiết máy chính là xác suất làm việc của chi tiết máy, chúng không bị hỏng hóc, lỗi hỏng trong một thời gian sử dụng nhất định.
– An toàn tuyệt đối khi vận hành, sử dụng.
– Khi làm chi tiết máy thì tính công nghệ và tính kinh tế phải được tối ưu nhất. Tất cả những yếu tố như hình dạng và kích thước của chi tiết máy đều cần phải được làm phù hợp. Những chi tiết càng có độ phức tạp thấp càng tốt, sẽ giảm thiểu được công sức khi làm. Kích thước và trọng lượng càng nhỏ thì sẽ càng giảm thiểu được chi phí và giá thành của sản phẩm.